Với sự bùng nổ của social marketing, sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử, xu hướng AI và quá trình chuyển đổi số sau đại dịch đã khiến xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam có những dịch chuyển đáng kể. Trước những thay đổi đó, các nhà bán cần nhanh chóng nắm bắt các xu hướng mới trong năm 2024 để thay đổi cho phù hợp và đẩy nhanh hoạt động kinh doanh trực tuyến của mình.
Bán hàng đa kênh Ominichannel
Xu hướng bán hàng online nổi bật trong năm 2024 vẫn tiếp tục là bán hàng đa kênh. Bán hàng đa kênh (hay Omnichannel) là một hệ thống giúp doanh nghiệp liên kết, trao đổi, tương tác và giao dịch với các khách hàng của mình thông qua nhiều nền tảng khác nhau như App bán hàng, các kênh social media như Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, Youtube, Email Marketing, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, các kênh Affiliate Marketing, KOLs/KOCs,…
Dù vậy, việc bán hàng đa kênh cũng tạo ra không ít thách thức cho các nhà bán hàng khi phải đối mặt với bài toán thông tin khách hàng bị tản mát nhiều hơi, quy trình quản lý vận hành phức tạp, hoặc có thể bỏ lỡ khách hàng, mất đơn hàng, dẫn đến tình trạng bỏ ra nhiều nguồn lực nhưng kết quả thu về lại không tương xứng.
Vì thế, để có thể triển khai được mô hình kinh doanh này, các nhà bán hàng buộc phải có những thay đổi trong khâu quản lý vận hành sao cho thông minh hơn, hiệu quả hơn bằng cách ứng dụng công nghệ, có những công cụ quản lý kinh doanh tập trung như Callio để thu thập, đồng bộ dữ liệu từ nhiều kênh khác nhau.
Bán hàng qua livestream tiếp tục lên ngôi
Theo dự báo của công ty tư vấn McKinsey & Company, mua sắm trực tiếp qua livestream có tiềm năng thúc đẩy tới 20% tổng doanh số bán hàng thương mại điện tử vào đầu năm 2026. Hiện nay, hình thức livestream kết hợp cùng những KOL/KOC (người tiêu dùng có sức ảnh hưởng, có khả năng tìm hiểu sâu và giới thiệu sản phẩm) đang là công cụ được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến, hiệu quả nhất.
Tại Việt Nam, đơn cử như ngày 24/06/2023, VnExpress đã ghi nhận hơn 26 phiên livestream được thực hiện với sự quy tụ của những người có tầm ảnh hưởng (KOL, KOC) trên nền tảng TikTok, nhằm quảng bá một số sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh Bắc Giang như: Vải thiều, mì Chũ, tương La,… Theo thống kê, chỉ trong 4 giờ đồng hồ, các phiên livestream đã thu thu hút được 1,7 triệu lượt người xem; hơn 5.000 đơn hàng đã được chốt với tổng doanh thu 1,2 tỷ đồng, trong đó bao gồm 23 tấn vải thiều. Chính vì vậy, trong năm 2024, việc kinh doanh online qua hình thức Livestream chắc chắn là điều mà các doanh nghiệp và nhà bán lẻ cần đẩy mạnh.
AI sẽ là công cụ hỗ trợ tuyệt vời của các nhà bán hàng trong năm 2024
David MacDonald, giám đốc điều hành của Publicis Commerce, bộ phận trải nghiệm thương mại của ngành quảng cáo Pháp, cho biết: “AI sẽ trở thành một trong những động lực lớn hơn giúp các nhà bán lẻ và thương hiệu tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa”. Ngoài ra, với sự phát triển vượt bậc của AI trong năm 2023, các thương hiệu hiện đã có thể sử dụng AI để đảm bảo tiếp cận được nhiều đối tượng tiềm năng nhất từ đó điều chỉnh thông điệp sản phẩm một cách linh hoạt trên các kênh tương tác và điểm tiếp xúc với khách hàng. Xu hướng này được dự đoán sẽ còn phát triển hơn nữa trong năm 2024.
Gian hàng tích hợp trải nghiệm VR và AR
Với khảo sát của Google, 60% người mua hàng cho biết video trực tuyến đã mang đến cho họ ý tưởng hoặc nguồn cảm hứng để mua hàng và khoảng 50% người mua sắm trực tuyến phản ánh là các sản phẩm trông không giống mẫu khi họ nhận được. “Rất có thể, năm 2024 các sàn TMĐT Việt sẽ lựa chọn phát triển hình thức quảng bá sản phẩm qua video, được coi tiết kiệm chi phí hơn ứng dụng VR, AR”, Thạc sĩ CNTT Phạm Trung Thành nhận định.
PGS.TS Lê Trọng Vĩnh (Đại học KHTN) cho biết: việc tích hợp công nghệ AR,VR sẽ giúp tăng khả năng trải nghiệm cho khách hàng, các sàn TMĐT giảm tỷ lệ trả lại sản phẩm, giúp các sàn có thể tăng 10-15% doanh thu. Nhưng với số chi phí đầu tư 15-20 triệu USD để có một sàn TMĐT có tính năng này thì liệu trong năm 2024, có sàn thương mại nào của Việt Nam “trình làng” VR, AR hay không vẫn là vấn đề đang bỏ ngỏ.
Chatbot và tự động hóa tiếp thị
Chatbot hoạt động 24/7 và phản hồi khách hàng ngay lập tức. Chatbot cũng có thể thực hiện nhiều cuộc trò chuyện cùng một lúc, đây là điều mà một người bán hàng không thể làm được. Với khả năng này, chatbot mang lại sự thuận tiện cho khách hàng, giúp họ tìm hiểu thông tin về sản phẩm, đặt hàng và theo dõi đơn hàng vào bất kì thời điểm nào và không có cảm giác cần chờ đợi. Bằng cách này, chatbot không chỉ cải thiện trải nghiệm mua sắm mà còn giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ khách hàng một cách hiệu quả.
Thêm vào đó, khả năng thu thập dữ liệu của chatbot cung cấp thông tin quan trọng để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng khi tham gia vào cuộc trò chuyện với khách hàng. từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh.
Để có thể nhanh chóng bắt kịp xu hướng kinh doanh mới, gia tăng lợi thế cạnh tranh, các nhà bán hàng cần sự hỗ trợ của công nghệ để công việc được chuyên nghiệp hóa, tinh gọn và có hiệu suất cao hơn. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều phần mềm hỗ trợ như các hệ thống CRM, phần mềm chatbot, phầm mềm quản lý kinh doanh,… trong đó phải kể đến Callio.
Phần mềm quản lý kinh doanh tập trung Callio là một trợ thủ đắc lực giúp các nhà bán lẻ tối ưu hóa quá trình quản lý bán hàng đa kênh, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, từ đó gia tăng doanh số, tăng trưởng kinh doanh.
Callio cũng là công cụ cần thiết duy nhất để đội ngũ kinh doanh để chinh phục khách hàng nhờ vào việc tích hợp: Báo cáo tự động; Tự động hóa các thao tác gọi điện đàm thoại; AI trong giám sát chất lượng cuộc gọi; Xây dựng tổng đài không cần vốn đầu tư; Phần mềm quản trị quan hệ khách hàng lấy bán hàng làm trọng tâm; Tương tác đa kênh.
Nguồn: https://callio.vn/xu-huong-kinh-doanh-online-2024-nam-bat-de-but-pha/