Nhảy việc liên tục là hiện tượng phổ biến ở các bạn trẻ; đặc biệt là những bạn còn lạc lối với việc khám phá đam mê nghề nghiệp của mình. Đối với những ai đã quen với nhảy việc, dường như các bạn luôn cảm thấy bị hấp dẫn bởi những cơ hội mới.
Nhảy việc là một hành động mang lại cả mặt tốt và mặt không tốt cho người lao động. Để hạn chế tối đa mặt không tốt, phát huy tối đa mặt tốt, chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng, tránh những sai lầm khi nhảy việc mà những người đi trước đã vấp phải. Đó là những sai lầm gì?
Những lý do “nhảy” việc
Muốn có mức lương cao hơn
Theo số liệu khảo sát thì đây là lý do của phần lớn thế hệ Y khi chiếm tới 47,5%. Các nhân viên thế hệ Y khi muốn chuyển công việc mới đều do tìm thấy vị trí mới ở công ty khác được trả mức lương cao hơn đáng kể. Mặt khác, khi làm việc được một thời gian ở công ty, việc tăng lương là vấn đề khá nan giải và mức lương được tăng thường không quá cao, điều này gây áp lực cho cả nhân viên và công ty.
Trong khi doanh nghiệp thường có yêu cầu cao hơn về trình độ và khả năng phát triển của cá nhân ở từng lĩnh vực thì nhân viên lại đặt chuyện lương bổng lên hàng đầu, điều này vô tình dẫn tới mẫu thuẫn giữa công ty với nhân viên. Đặc biệt với thế hệ Y, họ luôn mong muốn phấn đấu để phục vụ mức sống ngày càng cao của mình. Đó là lý do họ quyết định tìm cơ hội công việc mới với mức lương cao hơn hiện tại.
Muốn thăng tiến
Lý do muốn thăng tiến được khảo sát chiếm 15,7% khi thế hệ Y muốn chuyển việc. Thế hệ Y nhận ra họ có nhiều đóng góp cho công ty nhưng lại không có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển bản thân ở những vị trí cao hơn.
Với thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và luôn hết mình cống hiến như thế hệ Y thì dậm chân tại chỗ là một bước lùi lớn trong sự nghiệp. Họ mong muốn có một lộ trình thăng tiến cụ thể và có cơ hội phát triển năng lực cá nhân từng ngày. Dần dần họ mất kiên nhẫn và hụt hẫng, chán nản.
Muốn môi trường làm việc mới
Thế hệ Y với đam mê trải nghiệm, khám phá, họ năng động và khi hiện tại quá nhàm chán chắc chắn họ sẽ muốn thay đổi. Đối với họ, việc thử thách bản thân mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp họ tìm kiếm những môi trường làm việc mới.
Thế hệ Y không ngại chuyển việc để có trải nghiệm ở nhiều môi trường và những công việc khác nhau. Mặt khác, người trẻ cũng sẽ căn cứ rất nhiều vào sự linh hoạt và tính chất của công việc. Nếu như lịch trình dày đặc và yêu cầu phải chôn chân ở công ty thì nhân viên cân nhắc việc tìm kiếm một cơ hội làm việc thoải mái và cởi mở hơn ở môi trường mới.
Thay đổi định hướng nghề nghiệp
Thế hệ Y đa phần là những người trẻ ở độ tuổi 19 – 37 tuổi, có thể họ là những người vừa ra trường, cũng có thể là những người đã đi làm một thời gian. Biết đâu rằng, những định hướng về nghề nghiệp của họ ngay từ đầu đến nay đã không còn phù hợp, họ sẽ muốn thay đổi chúng.
Không phải ai khi mới bắt đầu cũng luôn lựa chọn đúng đắn và phù hợp. Có những người may mắn khi mới bắt đầu sự nghiệp đi trên con đường thật sự hợp với bản thân, nhưng có những người phải mất một khoảng thời gian mới nhận ra mình thật sự cần gì và điều gì là phù hợp với mình. Dĩ nhiên, chuyển việc theo một định hướng nghề nghiệp khác không đơn giản nhưng sẽ tốt hơn việc bạn tiếp tục với cuộc đua mà không thấy đích đến.
Muốn có phúc lợi tốt hơn
Đây cũng là một trong những lý do quan trọng khi nhân sự thuộc thế hệ Y muốn thay đổi công việc. Với thế hệ Y, sự tự do và phát triển tài chính cá nhân là yếu tố hàng đầu được họ cân nhắc khi quyết định nên tiếp tục công việc hiện tại hay chuyển việc khác.
Không ít người sau một thời gian làm việc sẽ nhận ra những đãi ngộ không được như sự kỳ vọng của mình. Sự chênh lệch giữa mong muốn và thực tế đã tạo ra rào cản giữa nhân viên và công ty, từ đó họ tìm kiếm một công việc mới với chế độ đãi ngộ, phúc lợi tốt hơn./.
Nhảy việc và mặt tốt cùng mặt trái
Ai thích nhảy việc?
Theo một khảo sát tiến hành cuối năm 2017 của Trung tâm Tư vấn nguồn nhân lực Alpha với 500 nhân sự trong độ tuổi 25-40 thuộc 48 công ty có quy mô từ 1.000 lao động trở lên tại TPHCM, 67% cho biết sẽ “nhảy việc” khi có cơ hội; 56% cho biết từng “nhảy việc” khi làm chưa được 1 năm. Đặc biệt, chỉ một người làm việc 20 năm tại một doanh nghiệp dù không ít lần có ý định đổi thay.
Về trình độ của những người được khảo sát thì 70% là cán bộ quản lý cấp trung, 30% còn lại là nhân viên bình thường. Tỉ lệ “nhảy việc” của đội ngũ nhân lực quản lý ở mức cao, có đến 88% người được hỏi cho biết đã hơn 3 lần “nhảy việc” trong thời gian 5 năm.
Khảo sát “Thế hệ Y (sinh năm 1980 đến 1996) người Việt – Tham vọng sự nghiệp và khát vọng khởi nghiệp” do Navigos Group tiến hành, cho thấy 69% ứng viên thế hệ Y cho rằng họ đang cân nhắc chuyển việc, và có đến 70% ứng viên làm việc trung bình từ 4 năm trở xuống tại một công ty.
Theo các chuyên gia nhân sự, có rất nhiều nguyên nhân khiến người lao động nhảy việc, có thể là do khách quan hoặc chủ quan đến từ cả doanh nghiệp và người lao động. Đặc biệt có thể do “cuộc chiến” giành giật nhân tài giữa các đối thủ cạnh tranh, do áp lực công việc hay phúc lợi cao đã tác động không nhỏ đến người lao động đang làm việc.
Một số nghiên cứu gần đây lại cho thấy nguyên nhân chủ yếu khiến người lao động nhảy việc là vì họ không có cơ hội cống hiến, tự khẳng định mình. Họ muốn được thừa nhận, được thăng tiến, phát triển nghề nghiệp và được hưởng những quyền lợi đúng với công sức của mình nhưng doanh nghiệp lại không đáp ứng được nhu cầu đó.
Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, nhảy việc vẫn là lựa chọn phổ biến
Đối mặt với những khó khăn trên, không quá khó hiểu khi bản thân những người lao động cảm thấy dao động trước công việc hiện tại. Ngoài con số 75% có ý định nhảy việc trong 6 tháng tới, báo cáo của Việc Làm 24h còn chỉ ra rằng 70% người lao động có thói quen chuyển việc theo chu kỳ 18 tháng. Có nhiều lý do dẫn đến hành động này, nhưng chủ yếu nhất vẫn là động lực tìm kiếm mức lương cao hơn, chiếm đến 42% câu trả lời từ đáp viên. Lý do tiếp theo đến từ mong muốn có được công việc linh hoạt và tự do hơn. Ngoài ra, có thể kể đến các nguyên nhân như công việc không đủ thách thức, vị trí không phù hợp, môi trường làm việc kém… cũng khiến người lao động cân nhắc nhảy việc.
Doanh nghiệp cần có chiến lược quản trị nhân sự
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, cho rằng những nhân sự giỏi, có năng lực thường tìm đến những công ty có thể giúp họ phát triển toàn diện cả về kỹ năng cá nhân cũng như chuyên môn. Để đạt được mong muốn đó, họ phải đi tìm cho mình một nơi làm việc thích hợp nên hiện tượng “nhảy việc” là điều khó tránh khỏi.
Hơn nữa với kỷ nguyên 4.0, việc cạnh tranh nhân sự thật sự là một cuộc chiến khốc liệt của các Doanh nghiệp khi các công ty nước ngoài đẩy mạnh kinh doanh tại Việt Nam. Do đó, bạn nên thay đổi chiến lược quản trị nhân sự để thu hút và giữ chân người tài cho Doanh nghiệp càng sớm càng tốt.
Nguồn: https://nghenghiep.vieclam24h.vn/toa-do-nhan-tai/vi-sao-nhay-viec-dang-dan-tro-nen-binh-thuong-tai-viet-nam/
Bức tranh thị trường 2023: 75% người lao động muốn chuyển việc, nhà tuyển dụng thờ ơ với Hybrid Working
https://glints.com/vn/blog/nhay-viec-lien-tuc-co-anh-huong-the-nao/