NGÀNH TÂM LÝ HỌC LÀ GÌ? CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP VÀ MỨC LƯƠNG

Ngành Tâm lý học là một ngành học rất thú vị, phù hợp với những người có niềm đam mê tìm hiểu, lý giải về cảm xúc, hành vi và tư duy của con người. Vậy ngành Tâm lý học là gì? Học những gì và cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Ngành Tâm lý học là gì? 

Tâm lý học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người, cụ thể đó là cảm xúc, ý chí và hành động của mỗi con người. Bên cạnh đó, Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của các hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và những yếu tố bên ngoài tác động lên hành vi và tinh thần của con người.

Những người có chuyên môn nghiên cứu hoặc ứng dụng trong lĩnh vực này được gọi là nhà tâm lý học. Nhiệm vụ của các nhà tâm lý là nghiên cứu bản chất của những hiện tượng tâm lý, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó và chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.

Khi theo học ngành Tâm lý học, bạn sẽ được đào tạo từ kiến thức cơ sở tới nâng cao về lĩnh vực tâm lý như: Tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học giáo dục, tâm lý học lao động, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống, các chuyên đề về tệ nạn xã hội,…

Ngành Tâm lý học có tên tiếng anh là Industry Psychology.

Ngành Tâm lý học học những gì

Theo học ngành Tâm lý học, các bạn sẽ được nghiên cứu về những hiện tượng diễn ra trong nội tâm con người như suy nghĩ, hành vi, cảm xúc và tư tưởng. Nói theo cách khác, khi theo học ngành Tâm lý, bạn sẽ được học cách để đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường và yếu tố ngoại cảnh đối với tâm lý con người. Trong một khóa học ngành Tâm lý, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp một số môn học phổ biến như: Tâm lý học lâm sàng (Clinical Psychology), Tâm lý học xã hội (Social Psychology), Tâm lý học nhận thức (Cognitive Psychology), Tâm lý học về sự phát triển (Developmental Psychology), Tâm lý học hành vi (Behavioural Psychology),…

Tổng quan thì các bạn sẽ được làm quen với các lý thuyết có liên quan trực tiếp đến vấn đề chuyên môn và sẽ được trang bị những kỹ năng cần thiết để có thể tự tin áp dụng kiến thức tâm lý trong các ngành nghề khác nhau. Dù lựa chọn theo đuổi con đường nào thuộc phạm trù ngành Tâm lý, bạn đều cần phải học được sự kiên nhẫn, cách ứng xử khéo léo và khả năng nhạy bén trước những tình huống bất ngờ. Do đó, sinh viên của ngành Tâm lý học thường được mài giũa tư duy phản biện, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng nghiên cứu, khả năng đo lường, phân tích dữ liệu và quan trọng hơn hết là kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Tâm lý học thường được mài giũa tư duy phản biện, năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng nghiên cứu, khả năng đo lường, phân tích dữ liệu và quan trọng hơn hết là kỹ năng giao tiếp

Cần phải lưu ý là nội dung của các khóa học về ngành Tâm lý sẽ có sự khác biệt dựa theo lĩnh vực chuyên sâu mà người học lựa chọn. Chẳng hạn, 2 khóa học bậc cử nhân phổ biến của ngành Tâm lý học là Cử nhân Khoa học chuyên ngành Tâm lý (Bachelor of Science in Psychology) và Cử nhân Văn khoa chuyên ngành Tâm lý (Bachelor of Arts in Psychology).

Nếu bạn là người yêu thích việc học chuyên sâu các môn khoa học có liên quan đến tâm lý như Hóa học, Sinh học hoặc rèn luyện các kỹ năng về phân tích tình huống, vận dụng kỹ thuật trong ngành Tâm lý thì Cử nhân Khoa học chuyên ngành Tâm lý sẽ là một sự lựa chọn tốt dành cho bạn. Còn nếu bạn có niềm đam mê với những môn Xã hội học, Nhân học hay Văn chương trong Tâm lý học, bạn có thể chọn khóa học Cử nhân Văn khoa chuyên ngành Tâm lý. Để có thể theo đuổi và chinh phục ngành Tâm lý học, nếu chỉ có đam mê là chưa đủ. Trên thực tế, chuyên gia Tâm lý thường sở hữu một số tố chất quan trọng dưới đây:

Khả năng lắng nghe và thấu cảm

Cho dù là nhà tâm lý hay đảm nhiệm vị trí công việc yêu cầu sử dụng các kiến thức về tâm lý, bạn đều nên biết cách đặt mình vào vị trí của những người xung quanh để có được góc nhìn khách quan về vấn đề, sự việc, từ đó biết cách lắng nghe và cảm thông với câu chuyện của người đối diện. Bảo thủ, phiến diện hoặc thiếu khả năng thấu cảm là những tính cách mà một chuyên gia trong ngành tâm lý không nên có. Đó cũng là lý do những người làm công việc áp dụng chuyên môn trong ngành Tâm lý thường có trí thông minh và cảm xúc cao. 

Khả năng giao tiếp hiệu quả

Một trong các mục tiêu cơ bản của ngành Tâm lý học chính là kiểm soát và thay đổi hành vi, giúp đời sống tinh thần của con người tốt hơn. Vì vậy, sự khéo léo trong quá trình giao tiếp là chìa khóa để bạn có thể mở ra những buổi tư vấn tâm lý hiệu quả, đưa ra được những giải pháp tối ưu, hiệu quả. Những người làm việc trong ngành Tâm lý cần phải học cách giao tiếp thông minh và có cả khả năng diễn đạt thông suốt với lý lẽ thuyết phục người nghe. 

Sự kiên trì và khả năng chịu đựng áp lực

Đối với các bạn muốn học và làm việc trong lĩnh vực Trị liệu tâm lý thì sự kiên trì và khả năng chịu được áp lực công việc cao là hai tố chất không thể thiếu. Trọng trách của nhà Tâm lý học là giúp đỡ người khác tìm ra hướng giải quyết khó khăn trong cuộc sống của họ. Công việc này thường yêu cầu rất nhiều thời gian, công sức và cả chất xám. Vì vậy, việc trang bị cho bản thân lòng kiên trì và khả năng không ngại đối diện với áp lực chính là điều cần thiết giúp bạn có thể thành công trên con đường học tập và làm lâu dài trong ngành Tâm lý. 

Học ngành Tâm lý học ra trường làm gì?

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý chỉ có thể làm những công việc như Trị liệu tâm lý hoặc Tham vấn tâm lý. Điều này là hoàn toàn sai, các sinh viên ra trường với tấm bằng Tâm lý học sẽ có nhiều vị trí việc làm tiềm năng, dù lựa chọn chuyên ngành của bạn là gì. Dưới đây là một số công việc phổ biến của sinh viên ngành Tâm lý học: 

Thẩm vấn tâm lý trong trường học

Hiện nay, một số trường học tại Việt Nam và trên thế giới đã tiến hành xây dựng phòng Tham vấn tâm lý học đường. Đây là nơi có các chuyên gia tâm lý giúp học sinh, sinh viên có sự chuẩn bị về tinh thần tốt nhất trong mỗi năm học mới, đồng thời giúp người học giải quyết khó khăn, trở ngại về mặt tâm lý ở tuổi học đường.

Điều trị tâm lý

Việc chăm sóc sức khỏe tinh thần ngày càng được đề cao và không kém hơn so với chăm sóc sức khỏe thể chất. Để giúp những người đang mắc chứng bệnh về tâm lý có đời sống tinh thần tốt hơn, sinh viên khi đã tốt nghiệp ngành Tâm lý có thể làm việc tại bệnh viện tâm thần hay trung tâm tư vấn, điều trị tâm lý để hỗ trợ phân tích vấn đề, mâu thuẫn tâm lý của người bệnh cũng như áp dụng phương pháp trị liệu phù hợp để giải quyết nhanh chóng những khó khăn về mặt tâm lý. 

Tư vấn tuyển dụng/ Bộ phận nhân sự

Khi học ngành Tâm lý, bạn sẽ được trang bị những hiểu biết về tư duy, thái độ, cảm xúc, cách suy nghĩ của con người. Vì vậy, với tấm bằng Tâm lý, bạn có thể làm việc tại các bộ phận nhân sự hay vị trí tư vấn tuyển dụng của các công ty, tập đoàn, doanh nghiệp. Tại đây, bạn sẽ cần phải sử dụng khả năng đánh giá phẩm chất, năng lực của các ứng cử viên và chọn lựa những ứng cử viên phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sẽ đảm nhiệm việc đánh giá tâm lý nhân sự hay giải quyết các xung đột nảy sinh trong môi trường công sở. 

Giảng dạy, nghiên cứu

Nếu là người đam mê công việc liên quan đến học thuật như giảng dạy hay nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề của ngành Tâm lý, bạn có thể làm việc tại các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu,… Đặc biệt đối với các bạn sinh viên lựa chọn trở thành giảng viên ngành Tâm lý, những kiến thức trong ngành này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình truyền đạt và áp dụng phương pháp dạy phù hợp.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học cũng có thể lựa chọn trở thành nhà Tâm lý giáo dục, Tâm lý pháp y hoặc theo đuổi các ngành nghề liên quan đến Tâm lý trong quảng cáo, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, thể thao,… 

Mức lương của sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm lý học

Cũng như các ngành nghề khác, mức lương của ngành Tâm lý học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Năng lực chuyên môn, địa điểm làm việc và trình độ kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Một số vị trí công việc trong ngành Tâm lý học và mức lương tham khảo như sau: 

Nguồn: https://www.umt.edu.vn/vi-vn/nganh-tam-ly-hoc-la-gi-co-hoi-nghe-nghiep-va-muc-luong.html