Tổng hợp từ A – Z về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo luôn được Nhà nước quan tâm hàng đầu với nhiều chính sách đãi ngộ, ưu tiên nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo là gì?

Giáo dục và Đào tạo là hoạt động có tổ chức của xã hội nhằm bồi dưỡng và phát triển các phẩm chất, năng lực của con người. Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu của mọi quốc gia và luôn nhận được sự ưu tiên, quan tâm đặc biệt của nhà nước. Đây cũng là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 

Phân loại các nhóm nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

2.1. Giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học

Giáo viên được hiểu là người giảng dạy, giáo dục cho học sinh, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường. Đồng thời, họ cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò. 

    • Giáo viên dạy Khoa học.

    • Giáo viên dạy Toán.

    • Giáo viên dạy Ngữ văn.

    • Giáo viên dạy Vật lý.

    • Giáo viên dạy Hóa học.

    • Giáo viên Mầm non.

    • Giáo viên Tiểu học…

2.2. Giáo viên Ngoại ngữ

Đây là nhóm công việc mà giáo viên truyền tải các kiến thức khác nhau về ngoại ngữ cho những học sinh trong một lớp học. Đồng thời, họ cũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh giá chất lượng từng học trò. Giáo viên Ngoại ngữ có nhiều chuyên môn khác nhau:

    • Giáo viên dạy Tiếng Anh.

    • Giáo viên dạy Tiếng Nga.

    • Giáo viên dạy Tiếng Pháp.

    • Giáo viên dạy Tiếng Trung Quốc.

    • Giáo viên dạy Tiếng Đức.

    • Giáo viên dạy Tiếng Nhật…

2.3. Giáo viên giáo dục Thể thao

Đây là nhóm công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học, huấn luyện và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao tại các trường học, các trung tâm hoặc làm việc tại các cơ quan tổ chức.

    • Giáo viên dạy Thể dục…

2.4. Giáo viên giáo dục Nghệ thuật và nghề liên quan

Giáo viên giáo dục Nghệ thuật là những người được đào tạo có kỹ năng biểu đạt nghệ thuật và khả năng sư phạm. 

    • Giáo viên dạy Đàn piano.

    • Giáo viên dạy Thanh nhạc.

    • Giáo viên dạy Mĩ thuật.

    • Giáo viên dạy Múa, Khiêu vũ…

2.5. Nhân viên dịch vụ hỗ trợ giáo dục

Một số vị trí công việc tiêu biểu:

    • Chuyên viên Công tác học sinh.

    • Nhân viên Vận hành lớp học.

    • Nhân viên Khảo thí.

    • Giáo viên Quản nhiệm.

    • Giám thị.

    • Nhân viên Quản lý học vụ…

2.6. Trợ lý giáo viên, Trợ lý giảng viên

    • Trợ lý Giảng viên.

    • Trợ lý Giáo viên.

    • Trợ lý Nghiên cứu.

    • Trợ lý Đào tạo Sau Đại học.

    • Trợ lý Phòng Thí nghiệm…

2.7. Gia sư và Giáo viên dạy kỹ năng, mô hình học mới 

Một số vị trí công việc tiêu biểu:

    • Gia sư.

    • Giáo viên STEAM/STEM.

    • Giáo viên Montessori.

    • Giáo viên dạy Kỹ năng sống.

    • Giáo viên dạy Nấu ăn…

2.8. Giáo viên giáo dục đặc biệt 

Đây là nhóm ngành thực hành giáo dục học sinh theo cách giải quyết sự khác biệt cá nhân và nhu cầu cá nhân của họ.

    • Giáo viên dạy Chữ nổi.

    • Giáo viên dạy Ngôn ngữ ký hiệu.

    • Giáo viên Phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

    • Giáo viên dạy học sinh thiểu năng trí tuệ.

    • Giáo viên dạy học sinh khiếm thính.

    • Giáo viên dạy học sinh khiếm thị…

2.9. Giảng viên 

Đây là nhóm công việc giảng dạy và đào tạo ở bậc Đại học, Cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường Đại học hoặc Cao đẳng.

    • Giảng viên.

    • Giảng viên ngành Nông nghiệp.

    • Giảng viên ngành Kiến trúc.

    • Giảng viên ngành Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam.

    • Giảng viên ngành Thiết kế đồ họa.

    • Giảng viên ngành Điêu khắc.

    • Giảng viên ngành Gốm.

    • Giảng viên ngành Công tác xã hội.

    • Giảng viên ngành Tâm lý học.

    • Giảng viên ngành Vật lý.

    • Giảng viên ngành Triết học và Tôn giáo.

    • Giảng viên ngành Toán học…

2.10. Nhóm nghề khác 

    • Điều phối viên Dự án giáo dục.

    • Điều phối viên Đào tạo…
 

Yêu cầu chung của các nghề thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

3.1. Tình yêu thương đối với trẻ 

 

Giáo viên, đặc biệt là Giáo viên bậc Mầm non và Tiểu học đóng vai trò là người giảng dạy và chăm sóc trẻ. Do đó, phẩm chất cần phải có của những người làm nghề này đó chính là tình yêu thương đối với trẻ nhỏ.

 

3.2. Được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn tốt

 

Đặc thù của nghề nghiệp thuộc lĩnh vực này là sự truyền giảng cho học sinh. Do vậy, người làm nghề phải có vốn kiến thức chuyên sâu trong từng lĩnh vực để đảm bảo việc truyền tải kiến thức đến các học sinh được chuẩn xác nhất.

 

3.3. Kiên nhẫn, kiềm chế

 

Với nghề Giáo viên, Giảng viên, bạn không thể thiếu được tính kiên nhẫn, đặc biệt đối với các Giáo viên Mầm non và Tiểu học. 

 

3.4. Tinh thần trách nhiệm cao

 

Không chỉ riêng lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, dù làm bất cứ nghề nghiệp thuộc lĩnh vực nào, bạn cũng cần có tinh thần trách nhiệm cao. Đối với những người làm trong ngành Giáo dục, càng cần phải có trách nhiệm với thế hệ tương lai của đất nước.

 

3.5. Khả năng giao tiếp, ứng xử sư phạm tốt

 

Làm trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, bạn thường xuyên phải tiếp xúc với hàng nghìn học sinh. Do đó, những người theo đuổi nghề này cần phải có giao tiếp tốt, kỹ năng sư phạm bài bản mới có thể thu hút sự chú ý của học sinh.

 

3.6. Luôn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

 

Việc học tập, phát triển bản thân và nâng cao năng lực đối với những người làm trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo là việc thường xuyên và lâu dài. Chỉ khi bạn luôn có tâm thế học hỏi, bạn mới có thể kiên trì lâu dài với nghề.

Chống chỉ định của các nghề thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

4.1. Thiếu kiên nhẫn, thường nóng nảy

Nếu bạn là một người không có tính kiên nhẫn thì có thể bạn sẽ không phù hợp với ngành Giáo dục Mầm non, Tiểu học bởi trẻ nhỏ thường rất hiếu động, tinh nghịch, chưa biết điều chỉnh cảm xúc và tính cách thay đổi liên tục… Thậm chí các em còn chưa biết cách bày tỏ mong muốn của mình bằng ngôn ngữ một cách mạch lạc, rõ ràng. Do đó, nếu bạn thiếu kiên nhẫn hay nổi nóng trước những hành động của trẻ nhỏ thì bạn khó lòng chăm sóc và dạy dỗ các em tốt.

4.2. Thiếu kỹ năng truyền đạt ngôn ngữ

Cách sử dụng ngôn ngữ rất cần thiết đối với những người làm các nghề thuộc lĩnh vực này. Không chỉ truyền đạt kiến thức, chuyên môn, bạn còn cần là một người truyền cảm hứng.

4.3. Không có sự phấn đấu, rèn luyện

Việc làm trong ngành Giáo dục sẽ luôn thúc đẩy bạn cập nhật kiến thức mới mẻ mỗi ngày. Do đó, nếu như không có tinh thần cầu thị và học hỏi, bạn không thể làm tốt công việc này.

4.4. Thiếu sự công bằng

Làm trong ngành Giáo dục đòi hỏi mỗi Giáo viên, tư vấn viên cần phải có sự công bằng trong mọi việc, cần đánh giá đúng năng lực của từng học sinh và không nên chạy đua theo thành tích.

Với những thông tin mà VitanGuide chia sẻ về những nhóm ngành nghề thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về lĩnh vực này.

Nguồn: https://vitanedu.com/guide/360-degrees-career/detail/tong-hop-tu-a-z-ve-linh-vuc-giao-duc-va-dao-tao-382