Phân biệt sự khác nhau giữa “kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng”

Kỹ năng luôn là điều kiện cần thiết ở mỗi con người, đặc biệt là kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Xuất phát từ những nhu cầu khác nhau nhưng cả hai kỹ năng này đều đóng vai trò to lớn trong việc tạo nên những thành tựu.

Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng ngày nay không còn là khái niệm xa lạ đối với mọi người nhưng chưa chắc đã hiểu hết về chúng. Vận dụng tốt hai kỹ năng này là bước tiến lớn giúp bạn tiến gần hơn sự hoàn thiện bản thân, sự thành công trong công việc và xây dựng thói quen tốt. Sự gắn bó chặt chẽ của kỹ năng mềm và kỹ năm cứng đôi khi tạo ra sự nhầm lẫn ở cách con người hiểu và sử dụng chúng. Điểm khác nhau giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng là gì và cách phân biệt như thế nào?

Phân biệt “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm”

Kỹ năng cứng và mềm, bên nào quan trọng hơn?

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm thường được đặt lên bàn cân và so sánh xem giá trị bên nào “nặng” hơn. Điều ấy cho đến nay vẫn là vấn đề nhận được nhiều sự tranh cãi. Đứng trên góc độ một nhà tuyển dụng, họ sẽ mong bạn có đầy đủ cả hai kỹ năng. Bởi vậy nên câu trả lời thường gặp là kỹ năng nào cũng có cũng quan trọng. Tuy nhiên, tầm quan trọng ấy không phải lúc nào cũng ở trạng thái cân bằng. Tùy thuộc vào vị trí của bạn trong xã hội mà cán cân vai trò của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm sẽ thay đổi.

Chúng ta cũng nhận thấy rằng kỹ năng mềm là “đòn bẩy” thúc đẩy sự tồn tại và “thăng hoa” kỹ năng cứng. Một nhân viên có kiến thức chuyên môn cao nhưng chỉ biết làm việc độc lập, không thể phối hợp với mọi người, không thích hoạt động theo tập thể chung thì cả tổ sẽ không bao giờ tìm được hướng đi chung trong mục tiêu và bạn cũng khó nắm bắt được nhịp độ trôi chảy của kế hoạch.

Một nhân viên có kỹ năng mềm tốt sẽ đóng góp tích cực vào sự thành công của một tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Họ luôn đề cao sự trải nghiệm của khách hàng và tạo dựng xây dựng thương hiệu dựa trên sự tin yêu từ mọi người. Kỹ năng mềm đang có sự chuyển mình không ngừng và bước tiến lớn. Điều ấy được thể hiện rõ trong tiêu chuẩn chính thức khi tuyển chọn hoặc đánh giá năng lực tại Canada. Ngoài ra chính phủ Canada còn tài trợ rất nhiều ngân sách cho các tổ chức đào tạo kỹ năng mềm cho những người mới nhập cư, họ được học miễn phí hoàn toàn, để nhanh chóng hòa nhập với xã hội mới.

Dẫu vậy cũng không thể gạt bỏ hoàn toàn vị thế của kỹ năng cứng trong công việc. Cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đều có vai trò riêng nhằm đem đến thành công cho mỗi người. Nếu kỹ năng mềm có tác dụng xúc tiến khi làm việc thì kỹ năng cứng lại là gốc rễ để phát triển sự xúc tiến đó. Một nhà lãnh đạo chỉ giỏi “điêu thuyền” mà không biết về kỹ năng chuyên môn sẽ khó lòng đạt được sự tín nhiệm của nhân viên và cũng có thể bị cấp dưới gài bẫy hạ bệ gây ra những thất thoát cho công ty. Một nhân viên mới ra trường sẽ được nhà tuyển dụng quan tâm nhiều hơn khi có thành tích học tập tốt hơn là sự nhiệt huyết trong công tác tình nguyện. Bởi kỹ năng cứng mới là yếu tố mang lại giá trị thực.

Đúc kết lại, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm nên được ưu tiên quan tâm ở từng thời điểm khác nhau. Bởi “thế kỷ 21 là thời đại của kỹ năng” nên bạn không thể lơ là bất kỳ yếu tố nào. Theo một bài khảo sát thực tế tại Việt Nam, hơn 60% cử nhân đang yếu kém cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Vì thế, bạn cần xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng ngay. Ở thời điểm đầu khá khó khăn kéo chúng lại với nhau nhưng thành tựu mà bạn đạt được trong tương lai là vô cùng rực rỡ.

Làm thế nào để nổi bật những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong quá trình phỏng vấn?

Khi bạn đến được giai đoạn phỏng vấn, bạn sẽ có cơ hội thể hiện các kỹ năng mềm của mình và trau dồi thêm về các kỹ năng cứng của mình. Bạn có thể được yêu cầu thể hiện các kỹ năng khó của mình bằng một bài kiểm tra hoặc thông qua các câu hỏi trực tiếp từ nahf tuyển dụng.

Bạn có thể thể hiện kỹ năng mềm (Soft skills) thông qua việc:

  • Đến sớm hơn lịch hẹn phỏng vấn (Tính độc lập, và đúng giờ)
  • Duy trì Eye – contact của bạn trong cuộc phỏng vấn 
  • Lời nói rõ ràng và từ tốn (Kỹ năng giao tiếp hiệu quả)
  • Trả lời những câu hỏi liên quan đến CV và Cover Letter của bạn một cách thành thực 
  • Chủ động hỏi nhà tuyển dụng một vài câu hỏi (Sự chủ động)

Thể hiện kỹ năng cứng (Hard skills) thông qua việc:

  • Chuẩn bị kiến thức liên quan đến kỹ năng công việc để cho các công hỏi mang tính chuyên môn
  • Làm bài test mang tính chuyên môn một cách hiệu quả 

Cách hiệu quả nhất để thể hiện các kỹ năng cứng và mềm của bạn là chia sẻ những câu chuyện cụ thể từ kinh nghiệm trong quá khứ của bạn liên quan trực tiếp đến yêu cầu của công việc mà bạn đang phỏng vấn. 

Khi bạn đang kể một câu chuyện, hãy bắt đầu bằng cách trình bày tình huống, mô tả nhiệm vụ đang thực hiện, giải thích những hành động bạn đã thực hiện và kết thúc bằng kết quả bạn đạt được. Đây được gọi là kỹ thuật STAR (Situation – Task – Action – Result) (Tình huống – Nhiệm vụ – Giải quyết – Kết quả)  và nó là một phương pháp được khuyến nghị để cung cấp các ví dụ về cấu trúc mà người phỏng vấn của bạn có thể dễ dàng hiểu được.

Ví dụ về việc sử dụng phương pháp STAR để trả lời các câu hỏi phỏng vấn

Tôi phụ trách lead một nhóm trong một dự án chiến dịch Marketing thì tôi nhận thấy hai thành viên trong nhóm không hòa hợp với nhau (Tình huống). Tôi đã phải tìm cách khuếch tán căng thẳng và giúp họ tìm ra điểm chung (Nhiệm vụ). Tôi đã mời cả hai tham gia một cuộc họp 1: 1 để nghe câu chuyện của họ và sau đó tất cả chúng tôi gặp nhau (Hành động). Sau một cuộc thảo luận hiệu quả, họ có thể tôn trọng nhau và giao tiếp tốt hơn (Kết quả).

Tại sao phải kết hợp kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Sự khác nhau giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng cứng (hard skills) là những kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc. Trong khi đó, kỹ năng mềm (soft skills) là các kỹ năng liên quan đến khả năng giao tiếp, lãnh đạo, quản lý thời gian, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo.

Khi làm việc, đặc biệt trong môi trường công nghiệp 4.0 hiện nay, việc kết hợp kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là rất quan trọng. Điều này có một số lý do như sau:

– Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động: Khi có cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, bạn sẽ có lợi thế trong việc xin việc và cạnh tranh với các ứng viên khác trên thị trường lao động.

– Tăng hiệu suất làm việc: Kỹ năng cứng giúp bạn hoàn thành công việc một cách chính xác và nhanh chóng, trong khi kỹ năng mềm giúp bạn tương tác và làm việc với đồng nghiệp, khách hàng và đối tác một cách hiệu quả. Kết hợp cả hai loại kỹ năng sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và đạt được kết quả tốt hơn.

– Tạo sự cân bằng trong công việc: Kỹ năng cứng thường được sử dụng trong các công việc kỹ thuật và chuyên môn, trong khi kỹ năng mềm thường được sử dụng trong các công việc liên quan đến quản lý, lãnh đạo và tương tác xã hội. Khi kết hợp cả hai loại kỹ năng, bạn sẽ có thể làm việc trong nhiều vị trí và tạo sự cân bằng giữa các khía cạnh của công việc.

– Đào tạo và phát triển bản thân: Khi có cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, bạn có thể tham gia nhiều khóa đào tạo và học tập mới để phát triển bản thân. Điều này giúp bạn có thể tiếp cận với nhiều cơ hội và định hướng cho sự nghiệp của mình.

Nguồn: https://impactus.com.vn/phan-biet-hard-skills-va-soft-skills-nhung-dieu-ban-nen-luu-y/

https://123job.vn/bai-viet/phan-biet-su-khac-nhau-giua-ky-nang-mem-va-ky-nang-cung-667.html

https://unica.vn/blog/phan-biet-ky-nang-cung-va-ky-nang-mem